Kinh nguyệt màu nâu và bị rong kinh nên uống thuốc gì ?

Friday, November 22, 2013
Chào các bác sĩ Phòng khám thiên tâm.

Em hiện đang bị rong kinh đã 3 tháng nay, máu kinh của em màu nâu có mùi khó chịu và bị đau bụng  kinh nữa. Bác sĩ có thể cho em biết cách chữa hiện tượng này không ạ. Em cảm ơn bác sĩ.

Rong kinh và kinh màu nâu

Trả lời: 

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chu kỳ kinh nguyệt từ buồng tử cung ra ngoài do bong nội mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột các hoóc môn sinh dục trong cơ thể. Bình thường, chu kỳ kinh kéo dài 21-35 ngày, ngày hành kinh 2-6 ngày, lượng máu kinh mất 20-60 ml.

Rong kinh là tình trạng hành kinh kéo dài trên một tuần, còn rong huyết là hiện tượng ra huyết từ bộ phận sinh dục không phải kinh nguyệt, kéo dài trên một tuần. Muốn xác định như thế nào là máu kinh nguyệt, phải dựa vào những đặc điểm như máu kinh không đông, lượng huyết ra nhiều nhất là vào những ngày giữa của đợt ra huyết.

Rong kinh nếu kéo dài trên 15 ngày thường biến thành rong huyết, lúc đó gọi là rong kinh - rong huyết. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do rối loạn hormone, u xơ tử cung, polyp buồng tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, rối loạn hoạt động vùng dưới đồi, bệnh lý tuyến yên, buồng trứng khác...

Xem thêm: Kinh nguyệt không đều tại đây 

Rong kinh – rong huyết đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, một số trường hợp có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bạn nên bạn cần được sự kiểm tra, siêu âm và làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân càng sớm càng tốt của bác sỹ.

Đồng thời, bạn có thể sử dụng sản phẩm Phụ lạc cao, là một loại cao thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, chuyên điều trị đau bụng kinh sinh lý, đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung và các chứng rối loạn kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt ổn định.

Trên đây cách điều trị cho tình trạng của bạn. Hi vọng với những thông tin này bạn có thể điều trị dứt điểm tình trạng này.

Nếu bạn còn có những thắc mắc muốn nhận được tư vấn từ các chuyên gia phòng khám thiên tâm hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 01666.06.55.66. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ tận tình giải đáp giúp bạn. 


Mẹo nhỏ giúp bạn cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Monday, November 18, 2013
Mỗi người phụ nữ có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau. Có chị em có chu kỳ ngắn, chu kỳ dài. Tuy nhiên, thường gặp ơ chị em phụ nữ là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Vậy, khi bị rối loạn kinh nguyệt bạn nên làm gì ? Sau đây là một số mẹo nhỏ mách bạn.

kinh nguyệt không đều

- Mùi tây: uống 75ml nước mùi tây mỗi ngày là phương pháp hiệu quả mà đơn giản, sẽ khắc phục được hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tại nhà.

- Hoa chuối: nấu hoa chuối với sữa đông sẽ làm giảm quá trình chảy máu nguyệt san nặng nề.

-  Mật ong: một nửa muỗng cafe mật ong hòa tan với 2 viên aspirins vào nửa chén nước. Hòa tan rồi uống. Như vậy sẽ có tác dụng làm cho kinh nguyệt được đều đặn hơn, cải thiện được tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

- Ăn nhiều trái cây đặc biệt có chứa thành phần estrogen rất có ích cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều. Vì bổ sung estrogen sẽ giúp cho nội tiết tố nữ được cân bằng

-  Hạt vừng: một nửa thìa café bột hạt vừng hòa với nước ấm để uống, 2 lần mỗi ngày. Việc này sẽ giúp bạn giảm đau, cải thiện tình hình vì hạt vừng sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt.

- Tắm nước ấm sẽ giúp những triệu chứng khó chịu khi có kinh nguyệt được giảm bớt.
    
- Hạt rau mùi: Với những người bị chảy máu nhiều, đun sôi 6g hạt rau mùi với nửa lít nước và đun cho đến khi còn khoảng một bát thì bỏ ra uống. Uống hàng ngày. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp điều hòa kinh nguyệt.

- Gừng: đập nhỏ gừng tươi và đun sôi trong 1 bình nước, uống 3 lần/ngày sau bữa ăn.

- Củ cải đường: uống 60-90 gram nước củ cải đường, ngày 2 lần cũng sẽ giúp giảm thiểu hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

- Khi bị rối loạn kinh nguyệt thì tuyệt đối không nên ăn những chất kích thích như: đường, bánh kẹo, trà, café, dưa chua, gia vị, hay những chất kích thích khác.

- Khi bị rối loạn kinh nguyệt bạn nên uống nhiều nước để giúp cơ thể đào thải ra được những vi khuẩn trong quá trình đi tiểu.

Trên đây là một số mẹo nhỏ mách bạn khi bị rối loạn kinh nguyệt. Nếu bạn muốn nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 01666.06.55.66. Các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thiên Tâm sẽ tận tình giải đáp giúp bạn.

Nên làm gì khi bị mất kinh nguyệt

Monday, November 18, 2013
Amenorrhea (chứng mất kinh) là khi bạn khong co kinh nguyet. Có thể là chứng mất kinh sơ cấp hay thứ cấp. Mất kinh sơ cấp là khi bạn chưa có kinh nguyệt khi đã 16 tuổi hay lớn hơn. Mất kinh thứ cấp là khi bạn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường nhưng biến mất trong liên tục 3 tháng hay nhiều hơn.

không có kinh nguyệt
Nên làm gì khi bị mất kinh


Nguyên nhân mất kinh nguyệt

Nguyên nhân mất kinh nguyệt lần thứ nhất bởi:

- Vấn đề liên quan não điều khiển thân nhiệt, chính là vùng não tác động lên tuyến yên điều hòa chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

- Nhiễm sắc thể khác thường.

- Bệnh tuyến yên, ảnh hưởng tuyến yên. Tuyến yên định vị ngay phía dưới não bộ và giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

- Gây tắc nghẽn vùng âm đạo, như màng gây trở ngại lưu lượng kinh nguyệt. Bạn có thể bắt đầu bị mất kinh lần thứ hai do:

- Thai nghén.

- Sử dụng thuốc tránh thai đường miệng hoặc thuốc tránh thai do tiêm như viên thuốc sinh đẻ có kế hoạch.

- Quá căng thẳng.

- Một số loại dược phẩm nào đó, như thuốc chống trầm cảm, dược phẩm chữa trị hóa học và dược phẩm chống loạn thần kinh.

- Cơ thể giảm cân nghiêm trọng.

- Vấn đề liên quan tuyến giáp, tuyến khác khiến cho hormone thay đổi kinh nguyệt.

- Điều chỉnh tập luyện, như chạy việt dã.

Chữa trị mất kinh nguyệt

Điều trị phụ thuộc nguyên nhân làm mất kinh. Có lẻ đơn giản thay đổi chế độ ăn uống và chương trình tập luyện. Bạn có thể cần đến dược phẩm. Hiếm khi phẫu thuật.

Ngăn ngừa tình trạng mất kinh

- Trao đổi với bác sỹ của các phòng khám phụ khoa hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa nếu bạn bị mất kinh nguyệt 3 lần hoặc nhiều hơn liên tục. Nếu bạn có thai nghén, nên kiểm tra thai nghén tại nhà.

- Nếu kinh nguyệt của bạn không giống nhau mỗi tháng, ghi lại ngày đầu và kéo dài bao lâu. Sau đó cung cấp thông tin cho bác sĩ.

- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh với chế độ ăn uống hàng ngày và rèn luyện.

- Tìm ra nếu thành viên trong gia đình bạn có vấn đề kinh nguyệt tương tự như vậy.

- Ghi nhớ rằng khả năng có thai thậm chí bạn không có kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng.
Viêm cổ tử cung và những điều cần biết

Viêm cổ tử cung và những điều cần biết

Saturday, November 02, 2013

Viêm cổ tử cung nhiễm và có dấu hiệu xói mìn ở cổ tử cung. Thủ phạm gây viêm cổ tử cung có thể kể đến một số như lậu cầu, Chlamydia, xịt rửa hóa chất, đặt băng vệ sinh trong âm đạo hoặc là quan hệ tình dục quá sâu, thô bạo… Bệnh viêm cổ tử cung thường được chia thành hai hình thái khác nhau. Viêm cổ tử cung cấp tính do vi trùng lậu gây nên, còn viêm cổ tử cung mãn tính do các tiếp xúc như quan hệ tình dục, giao tiếp âm đạo không đúng cách, vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt, khi thai nghén…


Một số triệu chứng dễ thấy của viêm cổ tử cung:

- Khi bị viêm, người bệnh cảm thấy bị sốt nhẹ, khoảng từ 38 đến 38,5 độ. Tùy từng người mà có thể cảm thấy ngứa, hoặc đau rát, khó chịu.

- Ra nhiều khí hư, có thể xuất hiện máu trong khí hư màu xanh, đục.

- Khi bác sĩ khám cổ tử cung thì sẽ thấy vết sưng nề, có thể có vết loét, có mủ và xung huyết tại cổ tử cung.

Bệnh viêm cổ tử cung tiến triển thế nào?

- Viêm cổ tử cung sẽ tự khỏi: Nếu viêm nhẹ, có thể khỏi không để lại dấu vết gì. Nhưng có thể có vết sẹo trắng để lại sau khi bệnh tự khỏi.

- Viêm cổ tử cung có thể tái phát: Bênh kéo dài và là ổ chứa vi trùng, thỉnh thoảng có những đợt lan lên thân tử cung và viêm phần phụ.

- Không khỏi nhưng cũng không nặng lên: Bệnh nhân thích nghi với khí hư, nhưng thực chất bệnh vẫn còn tiềm tàng và vẫn phải điều trị tích cực.

- Viêm cổ tử cung ở những người thai nghén: Khi có thai, viêm cổ tử cung dễ nặng lên, lan rộng lan rộng,vết loét sâu thêm, vì vậy, việc điều trị cũng gặp khó khăn.

-Viêm cổ tử cung và chứng vô sinh: Một số trường hợp viêm cổ tử cung gây vô sinh. Thường do niêm dịch cổ tử cung thay đổi, hoặc đặc quá lẫn mủ. Hết viêm cổ tử cung thì lại có thai được. Vì vậy, với những phụ nữ vô sinh, trước hết phải cách điều trị viêm cổ tử cung.

- Viêm cổ tử cung và vấn đề ung thư: Có những người cho rằng viêm loét cổ tử cung sẽ tiến triển thành ung thư, họ cho rằng do những sẹo trắng là tổn thương của tiền ung thư.

Biến chứng viêm cổ tử cung:

- Khi CTC bị viêm sẽ gây cản trở việc thụ thai bởi sự biến đổi của dịch tiết.

- Cổ tử cung bị viêm sẽ gây viêm nhiễm tử cung, có thể gây tắc vòi trứng, buồng trứng do lây lan của vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm qua lỗ CTC. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hiếm muộn và vô sinh.

- Trong khi có thai phụ nữ bị viêm CTC sẽ gây ra những bệnh cho trẻ sơ sinh như: viêm phổi, viêm màng não, viêm kết mạc, giác mạc, thậm chí mù lòa sau này hoặc có thể gây ra những dị tật cho thai nhi trong thời kỳ mang thai.

- Tai biến sau cùng là có thể dẫn đến ung thư CTC, đe dọa tính mạng của người phụ nữ.
Điều trị

Việc điều trị viêm cổ tử cung phải xác định được mầm bệnh, nguyên nhân của viêm cổ tử cung. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Trên đây là một số những điều cơ bản về bệnh viêm cổ tử cung mà các bác sĩ phòng khám phụ khoa Thiên Tâm đã đưa ra. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn còn có những thắc mắc cần được các bác sĩ phụ khoa Thiên Tâm tư vấn hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 01666.06.55.66. Các bác sĩ phụ khoa Thiên Tâm của chúng tôi sẽ tận tình giải đáp giúp bạn.
Dấu hiệu lạ của kinh nguyệt cảnh báo dấu hiệu vô sinh

Dấu hiệu lạ của kinh nguyệt cảnh báo dấu hiệu vô sinh

Saturday, November 02, 2013
Kinh nguyệt là dấu hiệu rõ nét nhất minh chứng cho khả năng sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ gặp rắc rối về kinh nguyệt, từ đó có thể dẫn đến vô sinh.



Vô sinh vì kinh nguyệt không đều

Ngay từ khi mới dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt của chị Thu Hường ở Vĩnh Phúc đã không ổn định, thậm chí 6 tháng mới có 1 lần. Trong khi các bạn gái khác khổ sở vì “thấy tháng” với đủ các triệu chứng mệt mỏi, đau bụng, tức ngực, đau lưng thì Hường lại cảm thấy mình “may mắn” vì ít khi có kinh.

Kéo dài nhiều năm như thế nhưng chị vẫn nghĩ đơn giản chỉ cần có là được, chu kỳ kinh có kéo dài cũng không vấn đề gì. Chị không hề biết rằng đó là dấu hiệu bất thường của cơ thể, cảnh báo nhiều nguy cơ.

Cho đến khi lấy chồng chị cũng không thấy sốt ruột gì mà vẫn cho rằng điều đó bình thường, còn chuyện con cái là “lộc trời cho”, muốn vội cũng không được. Những đã hơn 3 năm sau khi cưới mà vợ chồng chị vẫn chưa có em bé và lúc này chị mới thấy lo lắng.

Đi khám phụ khoa bác sĩ cho biết, chị không bị viêm nhiễm gì, vòi trứng và noãn trứng bình thường. Thủ phạm dẫn đến khả năng sinh sản của chị bị hạn chế, khó có con chính là do chu kỳ kinh nguyệt thất thường.

Các chuyên gia phụ khoa cho biết ngày nay rất nhiều chị em không biết rằng rối loạn kinh nguyệt trong đó có chu kỳ kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến khả năng có con, thậm chí còn có tư tưởng chủ quan về chu kỳ kinh nguyệt.

Trong khi thực tế, đó là biểu hiện của bệnh lý kinh nguyệt thất thường mà càng điều trị muộn càng khó có con. Theo số liệu nghiên cứu điều tra tại Việt Nam, phụ nữ có vòng kinh không đều có tỷ lệ vô sinh cao gấp 1,2-1,3 lần.

Rong kinh cũng khó có con

Nếu như kinh nguyệt thất thường dễ dẫn đến vô sinh thì bệnh rong kinh cũng khiến chị em khó thụ thai.

Suốt 15 năm nay, chị Hồng Ngân ở Thanh Xuân, Hà Nội sống cùng với bệnh rong kinh. Mỗi lần “đèn đỏ” là chị lại phát hoảng vì kỳ kinh kéo dài 10- 15 ngày, ngừng được vài ngày lại tiếp tục ra. Triền miên trong trạng thái có kinh như vậy, chị Ngân gần như phải đóng băng vệ sinh suốt cả tháng.

Mặc dù đã đi khám và điều trị rong kinh ở rất nhiều nơi nhưng kết quả vẫn không mấy khả quan, chu kỳ kinh đều được một thời gian rồi lại rong như cũ. Nhiều khi quan hệ vợ chồng bị đứt đoạn, mọi sinh hoạt và chuyện con cái đều bị ảnh hưởng.

Đi tư vấn hiếm muộn, bác sĩ cho biết đó là nguyên nhân khiến chị lấy chồng gần 4 năm chị vẫn chưa có con càng khiến chị khổ tâm.

Bác sĩ phụ khoa chẩn đoán, tình trạng khó có con ở chị Ngân có thể là do biến chứng của bệnh lý rong kinh. Mặc dù bản thân rong kinh không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng nếu rong kinh kéo dài không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến hậu quả khó thụ thai.

Rong kinh ở phụ nữ là hiện tượng có kinh kéo dài trên 07 ngày. Có nhiều nguyên nhân gây rong kinh, tùy theo lứa tuổi. Rong kinh do rối loạn sinh lý không có gì nguy hiểm. Nhưng rong kinh là bệnh lý lại gây những biến chứng nguy hiểm.

Nếu để rong kinh kéo dài mới đi khám thì kết quả điều trị rất thấp, dễ bị rong kinh tái phát nhiều lần, trong tương lai hay bị vô sinh. Bệnh nhân bị rong kinh hơn chục năm kéo dài và không có con.

Kinh nguyệt có màu đen sẫm, vón cục cũng tiềm ẩn nguy cơ vô sinh

Đến tuổi dậy thì chị Oanh ở Hưng Yên vẫn có chu kỳ kinh nguyệt như những bạn gái khác. Hơn 10 năm kinh nguyệt của chị vẫn bình thường nhưng gần hai năm nay, kể từ ngày lấy chồng chị phát hiện thấy kinh nguyệt có dấu hiệu lạ. Máu kinh không loãng như trước thay vào đó là những cục máu đông, màu đen và kinh nguyệt ra nhiều

Chị cũng không hiểu vì lý do gì mà từ khi kết hôn đến nay vẫn chưa có con dù không sử dụng biện pháp kế hoạch nào.

Các bác sĩ phụ khoa cho rằng, hiện tượng máu đen vón cục trong kỳ kinh như chị Oanh cũng có thể là do chị mắc một bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục làm giảm khả năng thụ thai.

Thông thường, máu kinh loãng, những chị em thấy có cục máu đông xuất hiện là do chúng chưa kịp tan trước khi đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp máu đen, vón cục là do bệnh lý, ví dụ như lạc nội mạc tử cung.

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến chậm có con không chỉ do tắc vòi trứng, các bệnh viêm nhiễm,… mà dấu hiệu rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cũng gây hiếm muộn, vô sinh ở phụ nữ.
Tổng quan về viêm âm đạo

Tổng quan về viêm âm đạo

Saturday, November 02, 2013
Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa mà phụ nữ gặp phải nhiều nhất. Tuy có nhiều phụ nữ mắc phải viêm âm đạo nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh. Sau đây hãy cùng các chuyên gia phụ khoa tìm hiểu những điều cơ bản về bệnh viêm âm đạo.



1. Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo.

  • Viêm âm đạo xảy ra khi vi trùng thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động. Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo: vi sinh, ký sinh trùng, dị vật hay rối loạn cân bằng nội tiết sinh dục. Viêm do tác nhân vi sinh bao gồm nấm men Candida (albican hay non-albican), nguyên sinh động vật Trichomonas vaginalis và tạp trùng (Bacterial vginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất.

  • Chlamydia vaginitis cũng là nguyên nhân có thể gây viêm âm đạo. Bệnh quan trọng ở chỗ đa số bệnh nhân không có triệu chứng hay triệu chứng có thể bị bỏ qua (huyết trắng nhiều nhưng không thường xuyên, có thể rong huyết ít, đặc biệt sau giao hợp và đau vùng hạ vị). Nhóm nguy cơ là những người có nhiều bạn tình. Bệnh có thể tiến tới viêm nhiễm sinh dục trên và đưa đến viêm vùng chậu gây ra tình trạng đau vùng chậu mãn tính và tắc vòi trứng.

  • Viêm âm đạo cũng có thể do các nhóm tác nhân gây bệnh lây qua đường tình dục như HSV, HPV, lậu, giang mai… Thường nhóm này sẽ gây những sang thương đặc hiệu trên vùng sinh dục, triệu chứng viêm âm đạo có thể điển hình hay không điển hình.

Có một số tình trạng đặc biệt là điều kiện thuận lợi cho viêm âm đạo xảy ra

- Sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài

- Tiểu đường không kiểm soát được

- Suy giảm miễn dịch, rối loạn miễn dịch

- Thụt rửa âm đạo hay thuốc đặt âm đạo lâu dài

- Sử dụng nội tiết (thuốc ngừa thai, bệnh lý tuyến giáp, corticoids)

- Thai kỳ

- Dụng cụ tránh thai

2. Triệu chứng của viêm âm đạo.  

- Khí hư: không còn là dịch tiết sinh lý (trong, nhày, không mùi, không gây khó chịu)

- Kích ứng âm đạo (ngứa, cảm giác nóng rát)

- Đau khi giao hợp

- Đau khi đi tiểu

- Xuất huyết âm đạo nhẹ (±)

- Có thể kèm triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tiểu dưới

- Độ pH âm đạo thay đổi

3. Độ tuổi thường gặp.

Tuổi chưa dậy thì: có thể do nhiễm trùng vi sinh, cũng có khi do dị vật hay nhiễm giun sán từ đường tiêu hóa. Nguyên nhân lạm dụng tình dục cũng nên được nhớ đến. Cũng nên xem xét đến các nguyên nhân ác tính.

Triệu chứng lâm sàng ở nhóm tuổi này cũng tương tự như ở độ tuổi sinh sản.

Tuổi sinh sản: đa số do các tác nhân vi sinh, đặc biệt là STDs.

Tuổi mãn kinh: đa số do tình trạng thiểu dưỡng của niêm mạc âm đạo. Khi mãn kinh, do sự sụt giảm estrogen, lớp tế bào bề mặt âm đạo sẽ không phát triển đầy đủ, cũng như không đủ lớp glycogen bề mặt dẫn đến thiếu hụt nhóm khuẩn Lactobacili. Niêm mạc âm đạo trở nên yếu ớt trong một môi trường âm đạo không đủ độ acid như thông thường sẽ là điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm âm đạo phát triển.

4. Phương pháp điều trị viêm âm đạo

- Sử dụng thuốc: tùy theo nguyên nhân mà có thể sử dụng các cách điều trị viêm âm đạo khác nhau

Metronidazole hay clindamycin, tại chỗ hay đường uống là chọn lựa cho viêm âm đạo do tạp trùng (Clindamycin có ảnh hưởng đến Lactobacili trong khi metronidazole không có). Đối với trichomonas, liều dài hạn hay ngắn hạn của metronidazole đều có hiệu quả tương đương (RR 1,12 CI95% 0,58-2,16) (12). Với nguyên nhân nấm men, nhóm azole tỏ ra có hiệu quả hơn nhóm nystatin, đường tại chỗ thường được sử dụng hơn. Các nhóm STDs khác tùy theo nguyên nhân sẽ có điều trị đặc hiệu. Trong thai kỳ, không khuyến cáo sử dụng nhóm azoles đường uống; nhóm Metronidazole tuy chưa có bằng chứng gây quái thai, vẫn khuyên nên sử dụng sau 20 tuần thai, có thể uống hay đặt âm đạo.

Vấn đề kháng thuốc:

Tình trạng thuốc đặt âm đạo được xem như thuốc OTC, cho phép mua và sử dụng dễ dàng đã tạo thuận lợi cho bệnh nhân trong điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này cũng đưa đến tình trạng kháng thuốc, đặc biệt đối với nhóm nấm men gây bệnh. Mặt khác, cách thức điều trị ngắn hạn (một liều duy nhất hay liều ngắn ngày) cũng góp phần gia tăng nhóm kháng thuốc nếu điều trị không đúng nguyên nhân hay không đầy đủ. Điều trị với liều ngắn hạn không được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp viêm âm đạo do nấm có biến chứng.

Điều trị viêm đạo do thiểu dưỡng ở người mãn kinh: bổ sung estrogen bằng đường toàn thân hay tại chỗ có hiệu quả đáng kể. Nếu như đường tại chỗ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng thì đường toàn thân sau đó sẽ ngăn ngừa tái phát. Trong trường hợp chống chỉ định đường toàn thân, có thể sử dụng lâu dài estrogen tại chỗ.

Vai trò Lactobacili trong điều trị viêm âm đạo: rõ ràng khi lactobacili sụt giảm, tình trạng viêm âm đạo sẽ dễ xảy ra; cũng như khi có viêm âm đạo, thường sẽ có thay đổi lactobacili bất kể nguyên nhân gây viêm âm đạo. Khuynh hướng điều trị viêm âm đạo thường cố gắng tạo môi trường thuận lợi cho lactobacili phát triển.
Cách chữa kinh nguyệt không đều

Cách chữa kinh nguyệt không đều

Saturday, November 02, 2013
Kinh nguyệt không đều hiện nay không còn xa lạ đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều chị em còn thờ ơ và không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Nhưng hiện tượng kinh nguyệt không đều có thể là nguyên nhân gây ra những benh phu khoa nguy hiểm mà chị em không biết. Và điều trị hiện tượng kinh nguyệt không đều như thế nào mới hiệu quả cho bạn nữ. Sau đây là một số cách điều trị cơ bản giúp bạn lấy lại chu kỳ nguyệt san đều đặn.



1. Xác định nguyên nhân của bệnh: có thể là do đang trong giai đoạn dậy thì, rối loạn nội tiết do mãn kinh, do đa nang buồm trứng, viêm nội mạc tử cung, u xo co tu cung, u nang buồng trứng,hoặc do các dị thương trên tuyến giáp… đều có thể là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều. Cũng có thể là do sau khi sinh nở hoặc sau khi sảy thai cũng sẽ dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều, cần sử dụng những phương án điều trị thích hợp đối với từng cá nhân để điều hòa lại nội tiết tố nữ và giúp kinh nguyệt ổn định trở lại.

2. Chuyển hóa: cân bằng nội tiết kết hợp vật lí trị liệu, nhanh chóng loại bỏ sự ứ mật của cơ thể, điều hòa khí huyết, khiến mức độ tiết estrogen và progesterone đạt trạng thái tốt nhất, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

3.Cân bằng nội tiết tố nữ bằng phương pháp biện chứng: thường sử dụng các bài thuốc Đông Y, dựa vào tình trạng riêng của từng bệnh nhân mà tiến hành điều trị biện chứng, thông qua điều tiết khí huyết, loại bỏ sự tắc nghẽn, điều hòa chức năng các cơ quan khác từ đó điều hòa kinh nguyệt.

4. Kinh nguyệt không đều do chu ki kinh nguyet sinh lý: mỗi bạn nữ đều có chu kì sinh lý khác nhau nên cần sử dụng các loại thuốc khác nhau để điều hòa, thúc đẩy sự tuần hoàn máu ở tử cung, cải thiện môi trường bên trong tử cung, tăng cường chức năng sinh lí. Thúc đẩy sự phát triển của nang trứng và rụng chứng bình thường.