Rối loạn kinh nguyệt và một số bệnh liên quan

Saturday, December 28, 2013
Rối loạn kinh nguyệt không những làm cho chị em phụ nữ cảm thấy có nhiều bất tiện trong sinh hoạt mà nó còn có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa. Nếu bạn nữ thấy mình có một trong những biểu hiện dưới đây thì hãy đi kiểm tra để đảm bảo có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh 

Đau bụng kinh


Đau bụng kinh: Đau bụng dưới trước và sau khi hành kinh hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt, gồm hai loại:

- Đau bụng kinh nguyên phát: Thường bộ phận sinh dục không có bệnh gì, hay gặp ở nữ thanh niên chưa có gia đình, nếu hết kinh là hết đau bụng.
- Đau bụng kinh thứ phát: Bộ phận sinh dục thường có bệnh như bệnh màng trong tử cung, viêm khoang chậu, bệnh cơ dưới niêm mạc tử cung. Phải giải quyết nguyên nhân của bệnh thì đau bụng mới hết.

Tăng sinh túi tuyến vú vào chu kỳ kinh nguyệt: Bệnh này thường xảy ra ở nữ thanh niên, thường trước hoặc trong kỳ kinh, một hoặc cả hai bên vú căng đau, có người còn sờ thấy khối u cứng to không đều. Triệu chứng này có nhiều nguyên nhân: Rối loạn điều hòa nội tiết tố sinh dục, chất progesteron tiết ra ít, chất oestrogen tăng lên nhiều.

Đau một bên đầu trong thời kỳ kinh nguyệt: Phần nhiều xảy ra vào thời kỳ nữ thanh niên. Bệnh phát sinh do công năng co giãn huyết quản bị trở ngại, thường đau một bên đầu kèm thêm các triệu chứng như buồn nôn, thị lực mờ, ảo, xuất hiện những ảo giác, người ta cho rằng nó có liên quan đến những hoóc môn của tuyến yên.

Chứng căng thẳng trước khi hành kinh: Có người trước khi thấy kinh có những triệu chứng báo trước như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, căng vú, tinh thần không ổn định, dễ bị kích động, nôn nóng hoặc lo lắng buồn phiền, hết kinh thì các triệu chứng này hết nhanh. Nói chung những chứng này không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ, chỉ cần chú ý chăm sóc thì các chứng này sẽ giảm hoặc có chuyển biến tốt. Người ta cho rằng nguyên nhân là do rối loạn hệ thống thần kinh thực vật, rối loạn trong trao đổi chất hoóc môn cũng như trong trao đổi muối - nước.

Chảy máu cam trong thời kỳ hành kinh: Những bệnh nhân này thường cảm thấy sa căng ở khung chậu, toàn thân khó chịu, nếu chảy máu ở mũi thì lượng máu kinh sẽ ít đi và người sẽ dễ chịu hơn. Nguyên nhân có thể do đồng hồ sinh học bị rối loạn hoặc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, bệnh gan hoặc lao phổi.

Trên đây là một số điều cơ bản về rối loạn kinh nguyệt mà các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thiên Tâm đã đưa ra. Nếu bạn còn có những thắc mắc muốn nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 01666.06.55.66. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ tận tình giải đáp giúp bạn


Share this

Related Posts

Previous
Next Post »